Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Một thiên thạch sắp bay gần trái đất


Một thiên thạch sắp bay gần trái đất

Một thiên thạch lớn có chiều rộng gấp gần 4 lần sân bóng đá sẽ tới gần trái đất vào ngày 8/11.

Thiên thạch 2005 YU55
Thiên thạch 2005 YU55. Ảnh: adorraeli.com.

Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu


Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong năm nước Đông Nam Á có nguy cơ hứng chịu tác động khắc nghiệt nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Người dân Quảng Bình tránh lũ trên mái nhà tại tỉnh Quảng Bình hồi tháng 10. Ảnh: Nguyễn Đông.

Hóa giải mật mã 300 năm tuổi


Hóa giải mật mã 300 năm tuổi

Nhà nghiên cứu Mỹ và Thụy Điển vừa khám phá ra mã Copiale tồn tại suốt 300 năm nhờ sự giúp đỡ của một chương trình máy tính.

Mật mã Copiale gồm 75.000 ký tự vừa được các nhà khoa học phá giải. Ảnh: AP.

Loài cá đao khổng lồ ở Australia


Loài cá đao khổng lồ ở Australia

Cá đao răng nhọn là loài cá nước ngọt lớn nhất trên dòng sông ở Australia. Chúng có chiếc răng cưa dài hai bên trông không khác chiếc cưa máy.

Những con cá đao có thể phát triển dài đến 7 mét. Chúng thích ăn tôm nước ngọt.

Làm lại thí nghiệm 'nhanh hơn ánh sáng'


Làm lại thí nghiệm 'nhanh hơn ánh sáng'

Sau khi thông báo các hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng vào tháng trước, các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) quyết định lặp lại thí nghiệm theo cách khác để kiểm chứng kết quả.

Thuyết tương đối hẹp của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein khẳng định
Thuyết tương đối hẹp của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein khẳng định không có bất kỳ dạng vật chất nào di chuyển nhanh hơn ánh sáng trong môi trường chân không. Ảnh: worldtruthtoday.com.

Phát hiện xác hổ quý ở Trung Quốc


Phát hiện xác hổ quý ở Trung Quốc

Xác một con hổ Siberia quý hiếm vừa được phát hiện hôm qua tại một ngôi làng ở phía đông bắc Trung Quốc.

Con hổ Siberi chết cạnh bờ sông. Ảnh: People.com.cn.

Doanh nghiệp đầu tiên của VN cam kết bảo vệ động vật hoang dã


Doanh nghiệp đầu tiên của VN cam kết bảo vệ động vật hoang dã

Tập đoàn FPT đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên cam kết bảo vệ động vật hoang dã và hy vọng cổ vũ việc bảo vệ này ra rộng rãi trong xã hội.

Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WSC) vừa qua phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội thảo ‘Go For Zero - Nói không với tiêu thụ động vật hoang dã’ nhằm nâng cao nhận thức của giới doanh nhân, doanh nghiệp về bảo vệ động vật hoang tại Việt Nam.
Bà Trương Thanh Thanh, ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện bảo vệ động vật hoang dã trong khối doanh nghiệp với TS Scott Roberton. Ảnh: Thanh Nga.

Gadhafi mắc chứng quá yêu bản thân?


Gadhafi mắc chứng quá yêu bản thân?

Ngôn ngữ và hành vi của đại tá Moammar Gadhafi cho thấy cựu lãnh đạo Libya mắc hội chứng yêu bản thân thái quá, một nhà tâm lý chính trị Mỹ nhận định.

Cựu lãnh đạo Libya thường mặc những trang phục sặc sỡ khiến người khác phải chú ý. Ảnh:shutterstock.com.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Vì sao Bangkok ngập lụt nghiêm trọng?


Vì sao Bangkok ngập lụt nghiêm trọng?

Đất lún và hiện tượng nước biển dâng khiến những trận lũ nghiêm trọng như hiện nay sẽ ngày càng trở nên phổ biến tại Bangkok trong tương lai gần.
Bangkok trong lũ

Người dân Thái bám vào dây thừng để chống chọi nước lũ hôm 25/10

Sao Mộc sẽ đạt độ sáng nhất vào ngày mai


Sao Mộc sẽ đạt độ sáng nhất vào ngày mai

Tối mai, sao Mộc sẽ đạt độ sáng cực đại trong năm nay. Đây là dịp để người yêu thiên văn nhìn rõ hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời.

Vào thời điểm đó, sao Mộc ở vị trí đối diện với mặt trời qua trái đất, nghĩa là trái đất sẽ nằm gần như chính xác trên đường nối giữa mặt trời và hành tinh này, nên ánh sáng quan sát được là tốt nhất.
Sao Mộc (Jupiter) sáng nhất vào tối mai, rạng sáng ngày kia. Ảnh: NASA/ESA.

Trung Quốc sắp thử nghiệm kết nối trạm không gian


Trung Quốc sắp thử nghiệm kết nối trạm không gian

Một tàu không người lái của Trung Quốc sẽ được phóng lên vũ trụ vào tháng sau để kết nối với module Thiên Cung 1, nỗ lực mới nhất trong chương trình đặt trạm không gian trên quỹ đạo trái đất.

Hình minh họa tàu Thần Châu 8 kết nối với module Thiên Cung 1. Ảnh:
Hình minh họa tàu Thần Châu 8 kết nối với module Thiên Cung 1. Ảnh: spacenewsnow.com.

10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng


10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng

Tê giác Java một sừng, loài vừa được tuyên bố là tuyệt chủng ở Việt Nam, là một trong 10 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Theo WWF, tê giác Java ở vườn quốc gia Cát Tiên được phát hiện đã chết với vết đạn bị bắn vào chân và cái sừng biến mất vào tháng 4 năm ngoái. Loài tê giác một sừng Java tuyệt chủng ở Việt Nam. Hiện loài này vẫn còn một số cá thể và đang được bảo tồn ở Indonesia. Ảnh: WWF/AP.

Cực quang dịch về phía nam


Cực quang dịch về phía nam

Giới yêu thiên văn ngạc nhiên khi thấy cực quang xuất hiện ở những nơi khá xa Bắc Cực, một hiện tượng vô cùng hiếm hoi, vào tối 24/10.

Cực quang màu đỏ và xanh lục tại thành phố Alesund, Na Uy vào buổi tối 24/10. Ảnh: Olav Bjorkavag.

Xe bay 'sẽ xuất hiện trong vài năm tới'


Xe bay 'sẽ xuất hiện trong vài năm tới'

Những cỗ xe quân sự với đôi cánh trên thân có thể xuất hiện trên mặt đất và bầu trời vào giữa năm 2015.

Mẫu xe bay do tập đoàn AAI thiết kế. Ảnh:
Mẫu xe bay do tập đoàn AAI thiết kế. Ảnh: Aviation Week.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Nhiều loài khác ở Việt Nam có thể chung số phận như tê giác


Nhiều loài khác ở Việt Nam có thể chung số phận như tê giác

Nếu không được bảo vệ kịp thời, nhiều loài động vật ở Việt Nam sẽ không tránh khỏi tuyệt chủng, các nhà khoa học cảnh báo.

Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) hôm qua công bố loài tê giác một sừng ở Việt Nam đã tuyệt chủng. Thông báo này khiến các chuyên gia lo ngại về số phận của các loài khác đang đứng trước nguy cơ biến mất.
"Hôm nay chúng ta không chỉ nói về số phận con tê giác cuối cùng ở Việt Nam, mà nhiều loài nữa ở vườn quốc gia Cát Tiên và ở Việt Nam nói chung trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và diện tích rừng ngày càng thu hẹp", ông Nick Cox, quản lý Chương trình loài của WWF khu vực Mekong, nói.
“Thảm kịch của tê giác Java Việt Nam là một minh chứng đáng buồn cho cuộc khủng hoảng tuyệt chủng này”.
Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. Ảnh: WWF.
Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. Ảnh: WWF.

Xôn xao vì cực quang dịch về phía nam


Xôn xao vì cực quang dịch về phía nam

Những dải cực quang có độ sáng cao bất thường xuất hiện ở các vùng nằm xa Bắc Cực về phía nam vào tối 24/10 do một cơn bão từ.

Cực quang ở miền nam Phần Lan vào tối 24/10. Ảnh
Cực quang ở miền nam Phần Lan vào tối 24/10. Ảnh: Vesa Vauhkonen.

Hành trình truy tìm đá mặt trăng


Hành trình truy tìm đá mặt trăng

Một viên đá từ mặt trăng thất lạc từ thập niên 70 của thế kỷ trước song giới chức Mỹ chỉ biết việc đó khi một người rao bán mẩu đá trên mạng Internet.

Một viên đá được lấy từ mặt trăng trong chuyến bay của tàu Apollo 17. Ảnh: NASA.

Tê giác một sừng tuyệt chủng ở Việt Nam


Tê giác một sừng tuyệt chủng ở Việt Nam

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) và Quỹ bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) hôm nay cho biết, tê giác một sừng đã tuyệt chủng ở Việt Nam.

"Con tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam đã chết”, bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF tại Việt Nam thông báo.
“Thật đau lòng khi những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác Java này. Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam", bà Hiền nói.
Tê giác một sừng không còn tồn tại ở Việt Nam. Ảnh: WWF.
Tê giác một sừng không còn tồn tại ở Việt Nam. Ảnh: WWF.
Kết quả phân tích gene của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và vườn quốc gia Cát Tiên thu thập từ trong hai năm 2009 - 2010 cho thấy, tất cả các mẫu này đều thuộc về xác tê giác được tìm thấy tại vườn vào tháng 4 năm ngoái.

20 triệu tấn rác sóng thần trôi từ Nhật sang Mỹ


20 triệu tấn rác sóng thần trôi từ Nhật sang Mỹ

Lượng rác khổng lồ do trận sóng thần hồi tháng 3 tại Nhật Bản gây nên đang trôi nổi trên đại dương và tiến về phía Mỹ, các nhà khoa học nhận định.

Những mảnh rác từ Nhật Bản trôi nổi trên Thái Bình Dương. Ảnh: KITV
Những khối rác từ Nhật Bản trôi nổi trên Thái Bình Dương. Ảnh: KITV.

Chàng hải quan say mê 'người đẹp của rừng'


Chàng hải quan say mê 'người đẹp của rừng'

Phùng Mỹ Trung có thể ở trong rừng hàng tháng trời không kể nắng mưa, chỉ để chụp hình những 'người đẹp chân ngắn của rừng' như tắc kè, sâu bướm hay kỳ nhông.

Bạn bè đồng nghiệp vẫn gọi anh với cái tên "Trung trí tuệ" vì anh từng đạt giải thưởng trí tuệ Việt Nam, hoặc "Trung voi" bởi anh từng có lần khiến đàn voi tức giận trở nên hiền lành.
Phùng Mỹ Trung làm việc tại Cục hải quan Đồng Nai, nhưng niềm đam mê của anh lại là nghiên cứu sinh vật rừng. "Chụp những tấm ảnh đẹp về sinh vật là đam mê của tôi. Nếu mỗi tấm hình không xuất phát từ tâm hồn đồng điệu thì ngay cả cô gái đẹp trong ống kính của tôi cũng trở nên xấu xí.
"Tôi thường bị hớp hồn vì các em chân ngắn như tắc kè, thằn lằn, kỳ nhông hay ếch nhái mà thôi", Trung đùa.
Phùng Mỹ Trung. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Phùng Mỹ Trung. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Đua xe năng lượng mặt trời


Đua xe năng lượng mặt trời

42 đội đã trình làng những mẫu xe ngộ nghĩnh trong cuộc thi đua xe chạy bằng năng lượng mặt trời tại TP HCM hôm qua. Đây đều là sản phẩm tự chế của sinh viên các trường đại học và doanh nghiệp, tổ chức cả nước.

Ngày 24/10 cuộc thi đua xe chạy bằng năng lượng mặt trời năm 2011 chính thức khai mạc tại Khu công nghệ cao TP HCM. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam với sự chủ trì của Sở Khoa học công nghệ TP HCM, dành cho mọi đối tượng.
Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP HCM là đơn vị tổ chức, thực hiện cuộc thi này với sự hỗ trợ của sứ quán Đan Mạch, các doanh nghiệp trong nước và nhiều chuyên gia đến từ các trường đại học. Nét độc đáo của mẫu xe này là tấm pin chạy bằng năng lượng mặt trời có thể xoay để chọn vị trí đón được nhiều ánh nắng nhất.

Mỹ phóng vệ tinh theo dõi biến đổi khí hậu


Mỹ phóng vệ tinh theo dõi biến đổi khí hậu

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng một vệ tinh nhân tạo để thử nghiệm những công nghệ dự báo thời tiết và theo dõi biến đổi khí hậu trên trái đất.

Hình minh họa một vệ tinh theo dõi trái đất. Ảnh:
Hình minh họa một vệ tinh theo dõi trái đất. Ảnh: eosnap.com.

Tìm cách sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam


Tìm cách sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Các chuyên gia cùng nhiều người trẻ tụ họp để bàn về sử dụng năng lượng tái tạo nhằm đối phó nguy cơ cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch.

Pin năng lượng mặt trời là sản phẩm năng lượng hiệu quả và tái tạo năng lượng. Ảnh: Vũ Lê.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Cứu hộ nhầm vì tưởng sao băng là máy bay


Cứu hộ nhầm vì tưởng sao băng là máy bay

Một sao băng rơi xuống biển tại Anh với tốc độ cao khiến nhiều người tưởng đó là máy bay và báo nhà chức trách.

Hàng trăm vệt sao băng xuất hiện trên bầu trời trong hai ngày cuối tuần trước. Ảnh:
Hàng trăm vệt sao băng xuất hiện trên bầu trời trong hai ngày cuối tuần trước. Ảnh:theyouthinformer.com.
Hôm 23/10 lực lượng cứu hỏa và cứu hộ hạt Kent, Anh, nhận được một số cuộc gọi của người dân về việc một vật sáng lao xuống bờ biển thuộc thành phố Whitstable.
“Một phi công nói ông ta nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay và thấy một máy bay khác lao xuống. Nhiều ngư dân trên biển cũng báo là họ thấy một thứ gì đó rơi”, một người phát ngôn của lực lượng cứu hỏa và cứu hộ hạt Kent, cho hay.
Ngay lập tức lực lượng cứu hỏa tại hai thành phố Whitstable và Herne Bay tiến hành tìm kiếm ở vùng biển gần đó. Nhưng họ không thấy bất kỳ dấu vết nào của máy bay.
Sau đó các nhân viên không lưu xác nhận với lực lượng cứu hỏa và cứu hộ rằng không có máy bay nào mất tích. Vì thế giới chức hủy mọi nỗ lực tìm kiếm và kết luận rằng vệt sáng lao xuống biển là sao băng.
Vài trăm vệt sao băng xuất hiện trên bầu trời trong hai ngày cuối tuần trước do trái đất đi qua một đám mây bụi do một sao chổi để lại.

Vệ tinh Đức 'có thể rơi xuống Đông Nam Á'


Vệ tinh Đức 'có thể rơi xuống Đông Nam Á'

Các mảnh vỡ của vệ tinh Đức có thể đã rơi xuống một nơi nào đó thuộc khu vực Đông Nam Á sau khi nó lao vào bầu khí quyển hôm qua.

Kính thiên văn không gian ROSAT. Ảnh: NASA.
Discovery News dẫn lời Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm Vũ trụ Đức cho hay, vệ tinh ROSAT đã rơi trong ngày 23/10. Quá trình rơi của nó có thể diễn ra trong 15 phút. Mặc dù chưa ai tìm thấy bất kỳ mảnh vỡ nào của vệ tinh, song các nhà khoa học cho rằng nó rơi xuống một nơi nào đó giữa Ấn Độ và Indonesia. Ông Jonathan McDowell, một chuyên gia của Trung tâm Vật lý thiên văn Havard-Smithsonian tại Mỹ, cũng nói với Telegraph rằng có lẽ các mảnh vỡ của ROSAT rơi xuống Đông Nam Á.
Điều khiến dư luận chú ý tới vụ rơi của ROSAT là tổng khối lượng các mảnh vỡ không cháy hết của nó có thể lên tới hơn 1,6 tấn – lớn hơn nhiều so với con số nửa tấn của UARS.
ROSAT là một kính thiên văn không gian có khả năng phát hiện tia X của Đức. Nó có một gương lớn được làm bằng carbon tổng hợp. Kính được phóng lên vũ trụ để tìm kiếm các tia X trong không gian vào năm 1990. Nó ngừng hoạt động vào năm 1999 sau khi phát hiện khoảng 100.000 nguồn phát tia X trong vũ trụ. Chiếc gương cùng cấu trúc hỗ trợ nó là mảnh vỡ lớn nhất trong số 30 mảnh vỡ từ ROSAT.
“Từ trước tới nay chúng ta chỉ thiết kế các vệ tinh nhân tạo để chúng có thể tồn tại trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt. Chúng ta chưa nghĩ nhiều đến việc chúng sẽ rơi xuống địa cầu. Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ phải quan tâm tới điều đó và có lẽ các vệ tinh nhân tạo nên được thiết kế sao cho phần lớn chúng bốc cháy trong không khí”, ông nói.

Xác chết cầm tay nhau suốt 1.500 năm


Xác chết cầm tay nhau suốt 1.500 năm

Hai bộ xương trong tư thế nắm tay nhau được các nhà khảo cổ tìm thấy ở miền bắc nước Italy cho thấy, họ được chôn cất cách đây khoảng 1.500 năm ở thời kỳ đế chế La Mã.

Hai bộ hài cốt nắm tay nhau. Ảnh: Discovery.
Các nhà khảo cổ cho biết, người đàn ông và người phụ nữ được chôn cất tại cùng thời điểm vào khoảng thế kỷ 5 và 6 ở vùng ngoại ô Modena. Trên tay người phụ nữ là một chiếc nhẫn bằng đồng và khuôn mặt nhìn về phía người đàn ông.
"Chúng tôi tin rằng họ là vợ chồng và họ chết cùng thời gian với nhau, khuôn mặt họ nhìn vào nhau", ông Donato Labate, giám đốc phụ trách khai quật, nói vớiDiscovery.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của trận lũ thảm thảm khốc năm 589 từ dòng sông Tiepido tác động tới ngôi mộ đã khiến đầu người đàn ông bị cuộn sang phía không đối diện với người phụ nữ sau khi chết.
Theo nhà nhân chủng học thuộc đại học bắc Carolina, Kristina Killgrove, điều này cho thấy mối quan hệ thân thiết của người cổ đại ngay cả khi còn sống và khi đã chết.
"Trong thời cổ đại, không có gì ngạc nhiên khi tìm hiểu vợ, chồng hoặc các thành viên của một gia đình cùng chết một lúc vì bệnh dịch, như dịch hạch đèn tàn phá châu Âu, khi đó một thành viên của gia đình thường sẽ chết theo thành viên khác khi đang chôn cất", ông Kristina Killgrove giải thích thêm.

Hà Nội hạn chế sử dụng túi nilon


Hà Nội hạn chế sử dụng túi nilon

Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường vừa phát động chương trình "Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường" hôm qua.

Người dân vẫn có thói quen sử dụng túi nilon. Ảnh: Bạch Hường.
Người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng túi nilon. Ảnh: Bạch Hường.
Thực hiện chương trình, Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội đã phổ biến thông tin về tác hại của nilon đối với môi trường và sức khỏe con người, sự phát triển kinh tế xã hội, vận động phụ nữ sử dụng túi thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, đổi giấy vụn lấy túi thân thiện môi trường, gấp túi giấy thay thế túi nilon, phân loại rác thải tại nguồn.
Trước đó, Hà Nội đã thí điểm thành công chương trình “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” trên hệ thống các siêu thị Hapro Mart. Qua đó, chương trình giúp đỡ người dân nhân thức rõ về tác hại của túi nilon với môi trường, nâng cao ý thức và thói quen hạn chế sử dụng túi nilon, hướng đến không sử dụng túi nilon trong cuộc sống hàng ngày.
Theo các chuyên gia môi trường, vòng đời của túi nilon dài đến hàng nghìn năm. Vứt bỏ một túi nilon chỉ mất chưa đến một giây, nhưng để nó phân hủy một cách tự nhiên phải cần đến 500 đến 1.000 năm. Túi nilon khi đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm vì chứa các kim loại như chì, gây tác hại cho não và gây ung thư phổi, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Lần đầu tiên quan sát quá trình thai nghén của hành tinh


Lần đầu tiên quan sát quá trình thai nghén của hành tinh

Các nhà thiên văn Mỹ và Australia quan sát một hành tinh đang hình thành và ghi hình nó.

Hình minh họa quá trình hình thành của hành tinh LkCa 15b từ bụi và khí ở một nơi cách trái đất 450 năm ánh sáng. Ảnh: AP.
Hai nhà khoa học Australia và một đồng nghiệp người Mỹ sử dụng các kính thiên văn trên đỉnh Mauna Kea tại quần đảo Hawaii để quan sát 150 hành tinh mới hình thành. Họ phát hiện môt hành tinh vẫn đang trong quá trình hình thành và đặt tên nó là LkCa 15b, AP đưa tin.
Adam Kraus, một nhà thiên văn của Đại học Hawaii tại Mỹ, nói rằng hành tinh trong ảnh đang được tạo ra từ bụi và khí xung quanh một ngôi sao trẻ và cách trái đất khoảng 450 năm ánh sáng. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, có thể quá trình hình thành của hành tinh đã bắt đầu từ khoảng 50.000 tới 100.000 năm trước.
Đây là lần đầu tiên con người ghi hình một hành tinh đang hình thành. Quan sát hành tinh trong quá trình "thai nghén" có thể giúp giới khoa học giải đáp nhiều câu hỏi, như hành tinh hình thành trong "thời thanh xuân” hay “tuổi xế chiều” của ngôi sao mà nó xoay quanh, và liệu chúng hình thành ở vị trí gần hay xa ngôi sao.
Hành tinh có thể thay đổi quỹ đạo sau khi hình thành, vì thế các nhà khoa học không thể tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên nếu chỉ quan sát những hành tinh già.

Vệ tinh ROSAT lao vào khí quyển trái đất


Vệ tinh ROSAT lao vào khí quyển trái đất

Vệ tinh to bằng chiếc xe tải đã lao vào tầng khí quyển và các mảnh vỡ của nó có thể sẽ va vào trái đất trong ngày hôm nay, cơ quan vũ trụ Đức thông báo. 
Hiện chưa có thông tin nào để dự đoán vệ tinh hết hạn sử dụng này đang ở phía trên lục địa hay quốc gia nào. Vệ tinh có tên ROSAT, phát ngôn viên cơ quan vũ trụ Đức Andreas Schuetz cho hay.
Hình ảnh minh họa vệ tinh ROSAT trong vũ trụ. Ảnh: GAC
ROSAT, có kích thước bằng chiếc xe tải hạng nhẹ, được cho là sẽ bốc cháy khi chạm tầng khí quyển, nhưng sẽ có khoảng 30 mảnh vỡ nặng tổng cộng chừng 1,87 tấn có thể đâm xuống trái đất của chúng ta với tốc độ 450 km/h. Hãng tin ABC dẫn tin từ cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cho hay vệ tinh chạm bầu khí quyển khoảng 9h sáng nay (giờ HN). Mỗi vòng quay quỹ đạo của nó mất khoảng 90 phút và các mảnh vỡ có thể phát tán trên khắp đường đi của nó. Các nhà khoa học cho biết quãng thời gian kể từ khi vật thể chạm khí quyển đến khi xuống trái đấy kéo dài vài giờ.
Giới khoa học đã mất khả năng liên lạc với vệ tinh chết này, AP cho biết. Hiện các chuyên gia đang chờ đợi "và quan sát trên toàn thế giới", theo phát ngôn viên nói trên/
Trước khi vệ tinh vào khí quyển, giới khoa học cho hay nhiều khả năng nó không lao xuống châu Âu, Phi và Australia. Theo tính toán đường đi của vệ tinh, nó có thể ở phía trên châu Á, có thể là Trung Quốc, khi bắt đầu chạm khí quyển. Tuy nhiên ông Schuetz cho hay không thể khẳng định vị trí thực tế mà ROSAT sẽ lao vào.
Các kỹ sư cũng dự đoán rằng nhiều khả năng vệ tinh này sẽ lao xuống biển, bởi trái đất có tới 75% bề mặt là biển. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cho hay phía trên không gian có hàng chục nghìn vật thể chờ rơi xuống.
"Có 16.000 vật thể trên quỹ đạo trái đất, hầu hết chúng đều là rác loại nhỏ, nhưng có tới 7.000 vật thể lớn như tàu vũ trụ hoặc thân tên lửa, chúng đang bay hỗn loạn trên kia", một quan chức NASA nói.
Vệ tinh ROSAT, có khối lượng gần 2,5 tấn, được phóng lên từ bang Flordia, Mỹ, bằng tên lửa đẩy Delta 2 vào năm 1990. Nó không có động cơ hay hệ thống đẩy vì nó sử dụng vô lăng phản lực để hướng kính viễn vọng về các mục tiêu trong vũ trụ. ROSAT ngừng hoạt động vào năm 1999 ở độ cao 563 km.
Sau khi ngừng hoạt động, độ cao của ROSAT giảm dần. Do vệ tinh bay quanh trái đất theo chu kỳ 90 phút nên các nhà khoa học chỉ có thể đoán nó sẽ rơi xuống bất kỳ đâu bên dưới đường đi của nó – một dải đất lớn rộng lớn nằm giữa 53 vĩ độ bắc và 53 vĩ độ nam.
Tỷ lệ để một mảnh vỡ rơi trúng ai đó trên trái đất là 1/2000. Với 7 tỷ dân, suy ra tỷ lệ để một mảnh vỡ của vệ tinh ROSAT rơi trúng một người nào đó chỉ khoảng 1 phần 14 nghìn tỷ.
Tháng trước một vệ tinh chết của NASA cũng lao xuống phía nam Thái Bình Dương, không gây thiệt hại gì về người và của.

Ảnh đẹp động vật trong tuần


Ảnh đẹp động vật trong tuần

Sư tử lộn ngược trên không để tránh đòn, bầy khỉ trong hốc cây, hàng nghìn con linh dương vượt sông là những hình ảnh đẹp về động vật trong tuần.

Chú sư tử con
Chú sư tử con lộn nhào trên không để tránh cú tát của con sư tử cái lớn hơn trong khu bảo tồn Masai Mara của Kenya. Ảnh: Solent News.
Hai con chim hải âu rụt cổ
Hai con chim hải âu rụt cổ đánh nhau trên một đảo thuộc quần đảo Farne của Anh. Ảnh: RexFeatures.
Gấu nâu bơi trong sông
Gấu nâu bơi trong một dòng sông tại bang Alaska, Mỹ để bắt cá hồi. Ảnh:Barcroft.
Hàng nghìn con linh dương vượt sông
Khoảng 5.000 nghìn con linh dương vượt sông Mara tại Tanzania trong chuyến di cư hàng năm của chúng. Đây là một trong những cuộc di cư lớn nhất của động vật trên hành tinh. Hàng năm khoảng 1,5 triệu con vật vượt sông Mara. Ảnh: Caters News.
Lợn
Lợn mang tên Turopolje chạy trong chuồng tại vườn thú Zurich, Thụy Sỹ. Ảnh:EPA.
Một con cá voi mắc bệnh bạch tạng bơi cùng mẹ
Một con cá voi mắc bệnh bạch tạng bơi cùng mẹ gần bờ vịnh Botany, Autralia. Ảnh: Rex Features.
Bốn con khỉ chen chúc trong một thân cây rỗng
Bốn con khỉ đêm chen chúc trong một hốc cây trong rừng Amazon thuộc địa phận Ecuador. Do kiếm ăn vào buổi tối, khỉ đêm sở hữu cặp mắt lớn để quan sát trong điều kiện ánh sáng yếu. Ảnh: Solent News.
Hai con hươu đực
Hai con hươu đực bước trên một đồng cỏ tại Anh vào lúc bình minh. Ảnh: Rex Features.
Hổ con nô đùa với mẹ trong vườn thú
Hổ con nô đùa với mẹ trong vườn thú thành phố Zurich, Thụy Sỹ. Ảnh: EPA.
Nai mẹ cố gắng xua đuổi con kền kền
Con nai mẹ cố gắng bảo vệ đứa con bị ốm trước sự nhòm ngó của đàn chim kền kền trong khu bảo tồn Masai Mara tại Kenya. Ảnh: Rex Features.

Cặp vệ tinh định vị của châu Âu cất cánh


Cặp vệ tinh định vị của châu Âu cất cánh

Tên lửa đẩy Soyuz của Nga đưa hai vệ tinh đầu tiên trong hệ thống định vị toàn cầu của châu Âu lên quỹ đạo trái đất hôm qua.

Vụ phóng diễn ra vào lúc 7h30 sáng qua theo giờ Guiana. Ảnh: AP.
BBC cho biết, vụ phóng diễn ra tại sân bay vũ trụ của châu Âu ở Guiana – lãnh thổ hải ngoại của Pháp tại Nam Mỹ - vào lúc 7h30 hôm qua. Trước đó vụ phóng bị hoãn do các kỹ sư phát hiện một van hở trong lúc đưa nhiên liệu vào tên lửa.
Đây là hai vệ tinh đầu tiên thuộc hệ thống định vị toàn cầu Galileo của châu Âu. Khối lượng của mỗi vệ tinh là 700 kg. Tên lửa đẩy Soyuz của Nga sẽ đưa chúng lên độ cao hơn 23.000 km
Hệ thống định vị toàn cầu Galileo của châu Âu bao gồm 30 vệ tinh nhân tạo. Quá trình triển khai 28 vệ tinh còn lại có thể diễn ra trong gần một thập kỷ. Trong tương lai gần những người sử dụng dịch vụ định vị toàn cầu chưa thể nhận được bất kỳ lợi ích nào từ Galileo. Họ sẽ phải chờ tới năm 2014 hoặc 2015, khi Galileo cung cấp một số dịch vụ cơ bản.
So với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, hệ thống định vị toàn cầu Galileo của châu Âu được trang bị những đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cao hơn. Đồng hồ nguyên tử được coi là “trái tim” của mọi hệ thống định vị vệ tinh. Về mặt lý thuyết, dữ liệu của Galileo sẽ chính xác hơn so với GPS. Sai số của GPS có thể lên tới 10 m, trong khi sai số của Galileo sẽ chỉ từ một mét trở xuống.
Liên minh châu Âu kỳ vọng Galileo sẽ thống trị dịch vụ định vị toàn cầu trên thế giới nhờ khả năng định vị chính xác và đáng tin cậy hơn hệ thống định vị toàn cầu GPS. Các ứng dụng của nó sẽ rất rộng – từ việc giúp nông dân gieo hạt chính xác trên đồng ruộng cho tới xác định vị trí của nạn nhân trong các chiến dịch cứu hộ.

Một vệ tinh sắp rơi xuống đất


Một vệ tinh sắp rơi xuống đất

Các nhà khoa học dự đoán những mảnh vỡ của vệ tinh ROSAT của Đức sẽ tiến vào bầu khí quyển trái đất trong ngày 22 hoặc 23/10.

Hình minh họa vệ tinh nhân tạo ROSAT của Đức. Ảnh:
Hình minh họa vệ tinh nhân tạo ROSAT của Đức. Ảnh: AP.
AP dẫn lời ông Andreas Schuetz, người phát ngôn của Trung tâm Vũ trụ Đức, cho hay vệ tinh nhân tạo ROSAT sẽ cháy khi cọ xát với không khí, song khoảng 30 mảnh sẽ không cháy hoặc không cháy hết và rơi xuống đất với tốc độ 450 km/h. Tổng khối lượng của chúng có thể lên tới 1,87 tấn.
ROSAT, có khối lượng gần 2,5 tấn, được phóng lên từ bang Flordia, Mỹ, bằng tên lửa đẩy Delta 2 vào năm 1990. Nó không có động cơ hay hệ thống đẩy vì nó sử dụng vô lăng phản lực để hướng kính viễn vọng về các mục tiêu trong vũ trụ. ROSAT ngừng hoạt động vào năm 1999 ở độ cao 563 km.
Sau khi ngừng hoạt động, độ cao của ROSAT giảm dần. Do vệ tinh bay quanh trái đất theo chu kỳ 90 phút nên các nhà khoa học chỉ có thể đoán nó sẽ rơi xuống bất kỳ đâu bên dưới đường đi của nó – một dải đất lớn rộng lớn nằm giữa 53 vĩ độ bắc và 53 vĩ độ nam.
Tỷ lệ để một mảnh vỡ của vệ tinh ROSAT rơi trúng một người trên mặt đất chỉ khoảng 1 phần 14 nghìn tỷ. Giống như UARS của Mỹ, các nhà khoa học cho rằng ROSAT nhiều khả năng sẽ rơi xuống biển, nhưng chưa thể nói chính xác địa điểm nào cho tới vài giờ trước khi vệ tinh này lao xuống bề mặt trái đất.
Theo các chuyên gia, sự biến đổi trong các hoạt động của mặt trời có thể làm việc trở lại trái đất của một vệ tinh nhanh hơn hoặc chậm hơn. ROSAT được dự đoán rơi trở lại trái đất hồi năm ngoái, nhưng hoạt động của mặt trời khiến việc này sẽ xảy chỉ ra trong khoảng 2 ngày tới.

Nhật muốn xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân


Nhật muốn xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân

Nhật Bản hôm qua đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đàm phán về một hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước này.

Ảnh: AFP.
Sự cố của nhà máy điện hạt nhân Fukushsima khiến đàm phán về hạt nhân giữa Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ bị trì hoãn. Ảnh: AFP.
Thông tin trên được Bộ trưởng Kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản, ông Yukio Edano đưa ra bên lề Hội nghị bộ trưởng của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại Pháp.
Đề nghị trên cho thấy Tokyo đã sẵn sàng theo đuổi việc xuất khẩu công nghệ năng lượng hạt nhân, để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này, trong khi tìm cách giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân trong nước do hậu quả của thảm họa hạt nhân tồi tệ từ nhà máy Fukushima hồi tháng 3 qua.
Ông Edano yêu cầu Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildiz tiếp tục các cuộc đàm phán trong thời gian tới. "Chúng tôi mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đánh giá cao công nghệ hạt nhân của Nhật", ông nói trên Mainichi.
Bộ trưởng Taner Yildiz cho biết, ông sẽ xem xét vấn đề này.
Cuối tháng 12 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho hai công ty của Nhật là Toshiba và Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) quyền ưu tiên đàm phán xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở đất nước này. Nhưng sau sự cố hạt nhân Fukushima, TEPCO có ý định rút khỏi các cuộc đàm phán khiến các thỏa thuận giữa hai bên bị trì trệ.

Thả hơn 100 con rắn về rừng


Thả hơn 100 con rắn về rừng

Sáng 20/10, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Ninh Thuận đã thả trên 100 con rắn (khoảng 10 kg) gồm hổ đất và rắn nước, vào Vườn Quốc gia Núi Chúa.

Ông Phạm Cao Đảm, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận cho biết, số rắn trên do Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Ninh Thuận thu giữ tại một nhà hàng ở huyện Ninh Hải.
Số rắn này đang bị nuôi nhốt để chuẩn bị làm chế biến làm thức ăn cho thực khách.
Hơn 100 con rắn được thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Sơn Ninh
Hơn 100 con rắn được thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Sơn Ninh
Rắn thuộc loại động vật hoang dã cấm săn bắt. Chủ nhà hàng nói trên không chứng minh được nguồn gốc nên tất cả rắn đã bị thu giữ.

Mưa sao băng xuất hiện cuối tuần này


Mưa sao băng xuất hiện cuối tuần này

Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội ngắm những vệt sáng kỳ ảo khi mưa sao băng Orionid đạt đỉnh trong hai ngày tới.

Một trận mưa sao băng Orionid. Ảnh: nightskyhunter.com.
National Geographic cho biết, mưa sao băng Orionid là “sản phẩm” của Halley – sao chổi mà con người có thể thấy theo chu kỳ 75 tới 76 năm. Trên thực tế Halley là sao chổi nổi tiếng nhất trong số các sao chổi xuất hiện theo chu kỳ.
Sao chổi Halley bay quanh mặt trời. Trong những giai đoạn nhất định, khoảng cách giữa Halley và mặt trời đủ gần, nhiệt từ mặt trời khiến vật chất thoát khỏi sao chổi. Khi địa cầu lọt vào vùng vật chất ấy, các hạt có kích thước lớn lao vào bầu khí quyển với tốc độ lên tới 145.000 km/h và bốc cháy trong vài giây, tạo nên những vệt sáng. Người ta gọi hiện tượng này là mưa sao băng Orionid và các vệt sáng dường như xuất phát từ chòm sao Orion (Lạp Hộ).
“Mặc dù không phải là loại mưa sao băng ngoạn mục nhất, Orionid vẫn thuộc nhóm những loại mưa sao băng nổi tiếng. Nó là kết quả của việc trái đất di chuyển qua vệt bụi của sao chổi Halley”, Michael Solontoi - một nhà thiên văn của Trung tâm thiên văn Adler tại Chicago, Mỹ - cho biết.
Solontoi dự đoán rằng khi mưa sao băng Orionid đạt đỉnh, người quan sát có thể thấy hơn 20 vệt mỗi giờ.
“Nhưng chúng tôi nghĩ trận mưa sao băng lần này sẽ bị lu mờ phần nào bởi ánh sáng của mặt trăng”, ông nhận định.
Do mưa sao băng Orionid nằm trên mặt phẳng xích đạo nên người dân trên toàn thế giới sẽ thấy nó. Từ sau nửa đêm tới trước khi mặt trời mọc trong hai ngày tới là khoảng thời gian tốt nhất để ngắm mưa sao băng Orionid.

Vụ phóng vệ tinh của châu Âu bị hoãn


Vụ phóng vệ tinh của châu Âu bị hoãn

Chuyến bay lên quỹ đạo trái đất của hai vệ tinh định vị do châu Âu chế tạo không thể diễn ra hôm nay do sự cố kỹ thuật.

Tên lửa đẩy Soyuz
Tên lửa đẩy Soyuz trong sân bay vũ trụ tại Guiana, lãnh thổ hải ngoại của Pháp tại Nam Mỹ, vào ngày 20/10. Ảnh: ESA.
BBC cho biết, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) quyết định hoãn vụ phóng hai vệ tinh định vị sau khi các kỹ sư phát hiện một lỗi kỹ thuật trong quá trình đưa nhiên liệu vào tên lửa Soyuz. Arianespace, công ty cung cấp tên lửa đẩy Soyuz, thông báo vụ phóng sẽ được hoãn trong ít nhất 24 giờ.
Vụ phóng vệ tinh định vị của châu Âu được thực hiện tại sân bay vũ trụ tại thành phố Sinnamary, Guiana. Nằm trong khu vực Nam Mỹ, Guiana là lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Từ trước tới nay tên lửa Soyuz chỉ đẩy vệ tinh và phi thuyền tại Nga và Kazakhstan. Đây là lần đầu tiên nó hoạt động bên ngoài phạm vi Liên Xô cũ.
28 vệ tinh nhân tạo còn lại trong hệ thống định vị toàn cầu Galileo sẽ được phóng trong vài năm tới. Tổng trị giá của 30 vệ tinh vào khoảng 7,2 tỷ USD. Theo kế hoạch, Galileo sẽ bắt đầu cung cấp một số dịch vụ vào năm 2014.
So với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ, hệ thống định vị toàn cầu Galileo của châu Âu được trang bị những đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cao hơn. Đồng hồ nguyên tử được coi là “trái tim” của mọi hệ thống định vị vệ tinh. Về mặt lý thuyết, dữ liệu của Galileo sẽ chính xác hơn so với GPS. Sai số của GPS có thể lên tới 10 m, trong khi sai số của Galileo sẽ chỉ từ một mét trở xuống.