Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Lần đầu tiên quan sát quá trình thai nghén của hành tinh


Lần đầu tiên quan sát quá trình thai nghén của hành tinh

Các nhà thiên văn Mỹ và Australia quan sát một hành tinh đang hình thành và ghi hình nó.

Hình minh họa quá trình hình thành của hành tinh LkCa 15b từ bụi và khí ở một nơi cách trái đất 450 năm ánh sáng. Ảnh: AP.
Hai nhà khoa học Australia và một đồng nghiệp người Mỹ sử dụng các kính thiên văn trên đỉnh Mauna Kea tại quần đảo Hawaii để quan sát 150 hành tinh mới hình thành. Họ phát hiện môt hành tinh vẫn đang trong quá trình hình thành và đặt tên nó là LkCa 15b, AP đưa tin.
Adam Kraus, một nhà thiên văn của Đại học Hawaii tại Mỹ, nói rằng hành tinh trong ảnh đang được tạo ra từ bụi và khí xung quanh một ngôi sao trẻ và cách trái đất khoảng 450 năm ánh sáng. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, có thể quá trình hình thành của hành tinh đã bắt đầu từ khoảng 50.000 tới 100.000 năm trước.
Đây là lần đầu tiên con người ghi hình một hành tinh đang hình thành. Quan sát hành tinh trong quá trình "thai nghén" có thể giúp giới khoa học giải đáp nhiều câu hỏi, như hành tinh hình thành trong "thời thanh xuân” hay “tuổi xế chiều” của ngôi sao mà nó xoay quanh, và liệu chúng hình thành ở vị trí gần hay xa ngôi sao.
Hành tinh có thể thay đổi quỹ đạo sau khi hình thành, vì thế các nhà khoa học không thể tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên nếu chỉ quan sát những hành tinh già.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét